Bia hơi là gì? Tất tần tật những thông tin cần biết
Từ lâu, bia hơi đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, mang đến hương vị tươi mát và giản dị. Với nồng độ cồn thấp, hương vị nhẹ nhàng và dễ uống, loại bia này phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn chưa biết bia hơi là gì.
Bia hơi là gì?
Bia hơi là một loại bia tươi đặc trưng của Việt Nam, được sản xuất với quy trình đơn giản nên hạn sử dụng khá ngắn (khoảng 20-30 ngày). Khác với các loại bia đóng chai hay lon, loại bia này không qua tiệt trùng, giúp giữ được hương vị tươi mới và tự nhiên. Bia hơi có màu vàng nhạt, hương thơm nhẹ nhàng, độ cồn thấp từ 3% đến 4% nên rất dễ uống, phù hợp với nhiều người tiêu dùng.
Hiện nay, bia hơi thường được phục vụ trực tiếp từ các thùng inox hoặc qua vòi rót tại các quán bia. Điều này tạo nên trải nghiệm thưởng thức tươi mới mỗi ngày. Bên cạnh hương vị, bia hơi còn được ưa chuộng vì giá cả phải chăng. Đồng thời, đây là biểu tượng cho sự giản dị và gần gũi trong đời sống ẩm thực của người Việt, đặc biệt ở miền Bắc.
Nguồn gốc của bia hơi tại Việt Nam
Bia và công nghệ sản xuất bia được người Pháp mang đến Việt Nam vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, loại đồ uống này chủ yếu dành cho tầng lớp thượng lưu và người nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, các nhà máy bia nhỏ lẻ đã bắt đầu sản xuất một loại bia tươi với giá thành rẻ hơn được gọi là bia hơi.
Dòng bia hơi của Việt Nam thường được làm từ gạo, đường, mạch nha và men bia. Quá trình lên men diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng 2-3 ngày, tạo ra một loại bia có vị ngọt nhẹ, hơi chua và độ gas vừa phải. Hương vị này rất gần gũi với khẩu vị của người Việt, dễ uống cũng như kết hợp với nhiều món ăn.
Bia hơi nhanh chóng trở nên phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội. Các quán bia hơi mọc lên như nấm, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống người dân.
Quy trình sản xuất bia hơi
Bia hơi là đồ uống dân dã, được sản xuất từ những thành phần gần gũi với đời sống của người nông dân. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất loại bia này cũng khá đơn giản, với thời gian lên men ngắn hạn. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm của người nghệ nhân,
Dưới đây là các bước cơ bản trong quá trình sản xuất bia hơi:
- Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu: Bia hơi được làm từ gạo – nguyên liệu chính, cung cấp tinh bột để chuyển hóa thành đường. Các thành phần còn lại là đường, mạch nha. men bia và nước.
- Bước 2 – Nấu và lọc bã: Các nguyên liệu được nghiền nhỏ, sau đó nấu ở nhiệt độ cao để hòa tan tinh bột. Lọc bỏ bã để thu được dịch đường.
- Bước 3 – Làm lạnh và lên men: Dịch đường được làm lạnh đến nhiệt độ thích hợp để bổ sung men bia. Chủng men này sẽ hoạt động để chuyển hóa đường thành rượu và khí CO2. Quá trình này diễn ra trong thời gian ngắn, thường chỉ khoảng 2-3 ngày.
- Bước 4. – Lọc và đóng chai: Bia sau khi lên men được lọc để loại bỏ cặn bã sau đó đóng vào các thùng hoặc bình để bảo quản và phân phối.
Phân biệt bia hơi và bia tươi
Hiện nay, nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn bia hơi và bia tươi là một. Điều này cũng không khó hiểu vì chúng đều được phục vụ như nhau. Để hiểu rõ hơn về hai loại bia này, bạn có thể tham khảo nội dung trong bảng sau:
Đặc điểm |
Bia hơi |
Bia tươi |
Nguyên liệu |
Gạo, đường, mạch nha và men bia |
Hoa bia, mạch nha, men và nước |
Quá trình lên men |
Khoảng 2-3 ngày |
Khoảng 14-20 ngày |
Hương vị |
Ngọt nhẹ, hơi chua và có độ cồn vừa phải |
Thơm hương lúa mạch, vị đắng nhẹ của hoa bia và độ cồn khá đa dạng |
Bảo quản |
Lạnh 2-4 độ |
Lạnh 2-4 độ |
Thời gian bảo quản |
Ngắn ngày |
Ngắn ngày |
Giá cả |
Rẻ |
Cao hơn bia hơi |
Một số câu thường gặp về bia hơi
Bia hơi khác gì bia thường?
Bia hơi là một loại bia tươi được ưa chuộng ở nhiều địa phương tại Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc. Mặc dù là bia tươi, nhưng loại bia này có nhiều điểm khác biệt so với các loại bia được tiêu thụ trên toàn cầu. Theo đó, bia hơi thường được ủ bằng gạo, mạch nha và đường trong thời gian ngắn từ 2 đến 3 ngày.
Trong bia hơi có chất gì?
Bia hơi cung cấp một lượng calo nhất định, chủ yếu đến từ đường và cồn. Ngoài ra, loại bia này còn chứa một số vitamin nhóm B và khoáng chất nhưng với định lượng thấp.
Uống bia hơi có hại gì?
Về cơ bản, thành phần của bia hơi và các loại bia khác không có quá nhiều khác biệt. Do đó, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều bia này cũng sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng đối với cơ thể. Cồn trong bia hơi sẽ tạo cảm giác say, gây mất cân, tự chủ ý thức, ảnh hưởng đến chức năng của gan và não. Ngoài ra, bia nói chung cung cấp calo nhưng không chứa nhiều dưỡng chất khác có thể dẫn đến tăng cân và thiếu chất dinh dưỡng.
1 cốc bia hơi bao nhiêu calo?
Khó để xác định cụ thể lượng calo trong bia hơi do định lượng nguyên liệu và quy trình chế biến không giống nhau giữa các nhà máy. Tuy nhiên, 1 cốc bia hơi (tương đương 330ml) thường cung cấp khoảng 130 calo.
1 lít bia hơi bằng bao nhiêu kg?
Theo quy tắc chung, 1 lít tương đương với 1kg hay 1000g. Trong trường hợp này, 1 lít bia hơi tương đương 1kg bia hơi.
Bia hơi có nồng độ bao nhiêu?
Thông thường, nồng độ cồn của bia hơi khác nhau tùy theo quy cách đóng gói hoặc thương hiệu. Ví dụ, bia hơi Hà Nội chai 330ml có nồng độ cồn là 5,1%, lon 330ml là 4,6% và chai 450ml chỉ 4,2%. Trong khi đó, bia hơi Trúc Bạch Classic có nồng độ cồn là 5,3%, còn chai bia hơi Việt Hà 1l là 4%.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bia hơi là gì. Mặc dù có giá thành rẻ hơn so với các loại bia trên thị trường nhưng hương vị không thể đánh giá thấp. Hãy theo dõi Ẩm Thực và Đời Sống để biết thêm nhiều thông tin thú vị về thế giới bia tại Việt Nam và thế giới.
#BiaHoi #VietnameseCulture #CraftBeer #VietnameseCuisine #LocalDrinks
- Art
- Causes
- Crafts
- Dance
- Drinks
- Film
- Fitness
- Food
- Oyunlar
- Gardening
- Health
- Home
- Literature
- Music
- Networking
- Other
- Party
- Religion
- Shopping
- Sports
- Theater
- Wellness