Uống rượu, bia sau bao lâu thì hết nồng độ cồn trong hơi thở?
Rượu, bia là loại đồ uống có cồn không thể thiếu trong những cuộc vui. Tuy nhiên, loại đồ uống này gây ảnh hưởng đến não bộ, dẫn đến mất khả năng điều khiển phương tiện di chuyển. Vậy, uống rượu, bia sau bao lâu hết nồng độ cồn? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây!
Uống rượu, bia sau bao lâu thì hết nồng độ cồn?
TS.BS Trần Quốc Cường, giảng viên bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cho biết nồng độ cồn trong cơ thể được đo qua hơi thở hoặc máu. Do đó, việc uống rượu bia càng nhiều càng kéo dài thời gian để cơ thể xử lý lượng cồn.
Cơ thể cần khoảng 60 phút để chuyển hóa một đơn vị cồn. Ví dụ, nếu uống 8 lon bia vào lúc 21h, cơ thể phải mất ít nhất đến 5h sáng hôm sau mới giải hết lượng cồn. Đáng chú ý, nam giới có tốc độ hấp thu cồn vào máu chậm hơn so với nữ giới nên thời gian hết cồn cũng kéo dài hơn.
ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương, trưởng Đơn vị Tiêu hóa Can thiệp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), bổ sung rằng trong vòng 12-24 giờ sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn vẫn có thể được phát hiện trong máu hoặc hơi thở. Tuy nhiên, mức độ này còn phụ thuộc vào khả năng phản ứng của gan và lượng thực phẩm đã ăn kèm. Bác sĩ Phương giải thích, nồng độ cồn sẽ thấp hơn khi uống rượu bia lúc no hoặc với các thực phẩm ít chất béo.
Bên cạnh đó, Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), một đơn vị cồn tương ứng với 10 gam cồn nguyên chất. Điều này tương đương với 3/4 chai (lon) bia 330ml (5%), một cốc bia hơi 330ml, một ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc một phần rượu mạnh 30ml (40%).
Vì vậy, không thể xác định chính xác thời gian cần thiết để nồng độ cồn hoàn toàn biến mất sau khi uống rượu bia. Quá trình này phụ thuộc vào lượng cồn tiêu thụ, khả năng chuyển hóa của gan, đặc điểm sinh học,và thể trạng của từng người.
Tại sao không uống rượu, bia vẫn có nồng độ cồn trong hơi thở?
Nhiều người thắc mắc liệu việc ăn một số loại trái cây như: sầu riêng, nho, vải, nhãn,… hay sử dụng các sản phẩm như: xirô, nước trái cây lên men có thể khiến hơi thở chứa cồn hay không?
Bác sĩ Lưu Phương giải thích rằng, những loại thực phẩm này có thể làm hơi thở có cồn. Nguyên nhân chủ yếu do quá trình lên men tự nhiên hoặc hoạt động của vi khuẩn trong khoang miệng. Tuy nhiên, lượng cồn sinh ra rất nhỏ, không đủ để gây ảnh hưởng đáng kể.
Để loại bỏ hoàn toàn lượng cồn này, bạn chỉ cần uống nước hoặc súc miệng kỹ trong vòng 10-15 phút. Điều này sẽ ngăn chặn phản ứng dương tính với cồn khi kiểm tra qua hơi thở hoặc máu.
Uống rượu, bia mà lái xe thì bị phạt như thế nào?
Đối với người điều khiển ô tô
Theo các quy định tại Điểm c Khoản 6, Điểm c Khoản 8, Điểm a Khoản 10, Điểm e, Điểm g và Điểm h Khoản 11 của Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển ô tô hoặc các loại xe tương tự khi vi phạm quy định về nồng độ cồn sẽ chịu các mức xử phạt như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở dưới 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0,25 mg/lít khí thở
- Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 VND.
- Bị tước Giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/lít khí thở
- Phạt tiền từ 16.000.000 đến 18.000.000 VND.
- Bị tước Giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/lít khí thở
- Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 VND.
- Bị tước Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển ô tô có nồng độ cồn trong hơi thở là phạt tiền lên đến 40.000.000 VND và bị tước giấy phép lái xe 2 năm.
Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy
Theo các quy định tại Điểm c Khoản 6, Điểm c Khoản 7, Điểm e Khoản 8, Điểm đ Khoản 10, Điểm e Khoản 10, Điểm g Khoản 10 của Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển môtô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở dưới 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0,25 mg/lít khí thở
- Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 VND.
- Tước Giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở từ 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc từ 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở
- Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 VND.
- Tước Giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/lít khí thở
- Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 VND.
- Tước Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.
Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển môtô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự có nồng độ cồn trong người lên đến 8.000.000 VND và bị tước Giấy phép lái xe 24 tháng.
Lời kết
Vậy không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc uống rượu, bia sau bao lâu hết nồng độ cồn. Do đó, nếu bạn có lỡ uống quá chén thì không nên lái xe để tránh các tình huống không mong muốn xảy ra. Hãy theo dõi Ẩm Thực và Đời Sống để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!
#NồngĐộCồn #RượuBia #LáiXeAnToàn #XửPhạtViPhạm #SứcKhỏe
- Art
- Causes
- Crafts
- Dance
- Drinks
- Film
- Fitness
- Food
- Games
- Gardening
- Health
- Home
- Literature
- Music
- Networking
- Other
- Party
- Religion
- Shopping
- Sports
- Theater
- Wellness